Nhiều viên kim cương phát ra ánh sáng, hoặc phát sáng khi tiếp xúc với tia cực tím (ultraviolet radiation – UV), đây là hiệu ứng xảy ra khi một viên kim cương bị tia UV chiếu vào. Phản ứng này được gọi là phát huỳnh quang.
Cấp độ độ phát huỳnh quang đề cập đến phản ứng của kim cương với sóng dài tia cực tím (longwave ultraviolet radiation – 366 nm), do đó để phân cấp người ta sử dụng các thiết bị với sóng dài tia cực tím để xác định cấp độ. Trong một số trường hợp, viên kim cương vẫn phát huỳnh quang dưới ánh sáng mặt trời khi môi trường
PHÁT HUỲNH QUANG CỦA KIM CƯƠNG ĐƯỢC CHIA THÀNH 5 CẤP ĐỘ
– Không phát huỳnh quang (None)
– Phát huỳnh quang nhẹ (Faint)
– Phát huỳnh quang trung bình (Medium)
– Phát huỳnh quang mạnh (Strong)
– Phát huỳnh quang rất mạnh (Very Strong).
Màu phát huỳnh quang chỉ được ghi nhận trên “Giấy Giám Định Kim Cương” khi cường độ từ “Medium” trở lên.
PHÁT HUỲNH QUANG CỦA KIM CƯƠNG CÓ PHỔ BIẾN KHÔNG?
Theo dữ liệu ghi nhận của GIA, có khoảng 25% đến 35% kim cương phát huỳnh quang từ “Faint” trở lên.
Phần lớn kim cương phát huỳnh quang màu xanh dương (blue). Đây là màu phổ biến nhất, trong một số trường hợp, chúng ta có thể gặp kim cương phát huỳnh quang màu vàng, trắng, xanh lá, cam và đỏ.
PHÁT HUỲNH QUANG CÓ TÁC ĐỘNG GÌ ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT VIÊN KIM CƯƠNG?
Phần lớn kim cương có cường độ huỳnh quang không ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Song song đó, trong các tài liệu nghiên cứu về phát huỳnh quang của GIA, người ta thấy rằng mắt của người bình thường không thể phân biệt được kim cương có phát huỳnh quang và kim cương không có phát huỳnh quang.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số viên kim cương phát huỳnh quang cực mạnh có thể xuất hiện hiệu ứng mờ hoặc bóng dầu (tỷ lệ này chiếm khoảng ít hơn 0,2% kim cương huỳnh quang kiểm định tại GIA)
Nguồn: GIA Understanding Diamond Fluorescence